hành ảnh
Hinh Cong Ty
Hinh Cong Ty 4
Hinh anh cong ty 5

Ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam vẫn "chập chững" ở tuổi 15

 Ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam vẫn "chập chững" ở tuổi 15

Mặc dù đã hơn 15 năm xây dựng và phát triển nhưng ngành cơ khí-chế tạo Việt Nam dường như vẫn đang chập chững những bước đi đầu tiên. 

Việt Nam mới chỉ dừng ở mức làm gia công, chưa đủ khả năng tự chế tạo một số sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế, mang lại giá trị cao.

Cơ hội từ làn sóng đầu tư ồ ạt ​

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, làn sóng đầu tư ồ ạt chảy vào Việt Nam của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp cơ khí lớn là thách thức, nhưng cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp và ngành cơ khí Việt Nam vươn lên.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, so với các nước trong khối ASEAN, Việt Nam đang có nhiều lợi thế lớn để phát triển ngành cơ khí chế tạo, hướng tới trở thành một trung tâm chế tạo mới như sở hữu nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào; nhiều dự án thép đã và đang được triển khai đầu tư như luyện thép Fomusa 7,5 triệu tấn/năm, thép Nghi Sơn 7 triệu tấn/năm...

Hơn thế nữa, so với các nước ASEAN, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, an ninh chính trị ổn định và tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp trong cơ cấu xuất khẩu tương đối lớn.

Đánh giá về những cơ hội của Việt Nam, ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cũng cho rằng, Việt Nam đang có ưu thế để phát triển ngành cơ khí, chế tạo và xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn. 

Để thực sự giúp ngành cơ khí nắm bắt cơ hội này từ hội nhập, giáo sư, tiến sỹ Võ Thanh Thu, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam cần chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách giáo dục đào tạo, hỗ trợ đào tạo nhân lực công nghệ cao đối với ngành này.

Với việc gia nhập TPP, Việt Nam sẽ trở thành cửa ngõ để các sản phẩm vào thị trường liên khu vực xung quanh.

Theo JETRO, hơn 66% doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn đầu tư vào Việt Nam và có kế hoạch mở rộng kinh doanh. JETRO đã liên tục cử các đoàn khảo sát đầu tư sang Việt Nam. 

“Chúng tôi cũng đang nỗ lực thực hiện dự án lựa chọn hơn 1.600 doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản để hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến đầu tư vào các nước đang phát triển; trong đó có Việt Nam. Số lượng các dự án được kỳ vọng sẽ không ngừng gia tăng trong thời gian tới, không chỉ trong ngành sản xuất mà cả ngành phi sản xuất,” ông Atsusuke Kawada cho biết.

Thực tế, trong nhiều năm qua, các công ty đa quốc gia đã bắt đầu xu thế đầu tư, chuyển cơ sở sản xuất của mình từ Trung Quốc, Thái Lan... sang Việt Nam. 

Đơn cử như Công ty điện tử Samsung với 5,7 tỷ USD vốn đầu tư, hãng điện tử LG Electronics với hơn 1,5 tỷ USD, Foxconn, Canon, Microsoft cũng tiến hành kế hoạch đầu tư tại Việt Nam với hàng tỷ USD. Điều này sẽ phần nào giúp ngành cơ khí, chế tạo Việt Nam có thể tiếp cận và nâng cao công nghệ, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Kiên quyết từ chối các dự án đầu tư có công nghệ thấp

Tuy nhiên, theo giáo sư, tiến sỹ Võ Thanh Thu, lợi thế và cơ hội là có, song điểm quan trọng là Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế đó như thế nào để phát triển ngành cơ khí, ngành công nghiệp chế tạo. 

Bởi lẽ, về cơ bản, Việt Nam vẫn chưa có được chính sách đột phá, mang tính cách mạng để phát triển ngành cơ khí-chế tạo. 

Trình độ và năng suất lao động còn thấp; tỷ lệ nội địa hóa vẫn chỉ ở mức hơn 30%, thấp hơn các nước trong khu vực như Trung Quốc (64%), Thái Lan (53%), Malaysia (42%)...

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng thừa nhận ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam còn nhiều hạn chế như chất lượng nhân công kỹ thuật và năng suất lao động trong nước chưa cao, nguồn nhân lực dồi dào song thiếu hụt thợ có tay nghề. 

Việt Nam vẫn dựa vào sản phẩm thô, sơ chế và gia công, lắp ráp, thua xa so với mức trung bình thế giới và khu vực ASEAN. Các ngành công nghiệp linh kiện, phụ tùng và vật liệu chưa có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo số liệu báo cáo của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), năm 2014, bình quân giá trị gia tăng hàng công nghiệp/người của Việt Nam là 245 USD, trong khi mức bình quân của 10 nước ASEAN là 1.958 USD và bình quân 6 nước ASEAN là 2.708 USD. 

Như vậy, trong khu vực ASEAN, chúng ta chỉ đạt được 13% trung bình của các nước ASEAN và hơn 9% so với các nước ASEAN6. 

Điều này cho thấy mặc dù ngành cơ khí, chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao trong các sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, song giá trị đem lại rất thấp.

Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, ông Đào Phan Long kiến nghị Nhà nước cần có một hệ thống chính sách đồng bộ và quy hoạch cụ thể về phát triển cơ khí. Thu hút đầu tư một cách có lựa chọn, hướng tới các tập đoàn sản xuất có trình độ cao và kiên quyết từ chối các dự án đầu tư có công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp, nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, Nhà nước chỉ cần lựa chọn một số ít sản phẩm để cơ khí Việt Nam tập trung đầu tư phát triển.

Chính sách đưa ra phải gắn với nhu cầu của thị trường quốc tế và phù hợp với thế mạnh cơ khí của các doanh nghiệp Việt Nam như ngành đóng tàu, kết cấu thép... nhằm bố trí đủ các nguồn lực hỗ trợ cho nhóm các sản phẩm này và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư.

Với mục tiêu ngành cơ khí luyện kim đến 2020 đáp ứng 45-50% nhu cầu thị trường trong nước và năm 2030 đáp ứng đến 60%, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng chỉ ra rằng Việt Nam cần tập trung vào các sản phẩm chủ lực như máy động lực, cơ khí phục vụ nông, lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, cơ khí đóng tàu, thiết bị điện-điện tử và cơ khí ôtô. 

Đồng thời, Việt Nam cần tận dụng lợi thế so sánh so với các nước ASEAN để ưu tiên các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực cơ khí chế tạo có quy mô lớn​ theo các ngành nghề đã định hướng./.

Bài viết khác
Ngành cơ khí Việt Nam từng bước vượt khó Ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam vẫn "chập chững" ở tuổi 15 PVPower tổng kết công tác phối hợp vận hành các nhà máy điện 5 đơn vị ngành Dầu khí đạt Thương hiệu Quốc gia 2016 Nhiều ông lớn họ Dầu khí, Than, Hoá chất "phớt lờ" công bố thông tin Các thương nhân vội vã vận chuyển dầu Mỹ sang châu Á Tổng giám đốc PV Gas Dương Mạnh Sơn: Sẵn sàng đối mặt với thách thức Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Eni Italia bị yêu cầu truy tố vì bê bối hối lộ từ 2011 Nhu cầu từ Việt Nam làm tăng chênh lệch giá diesel Nga đề xuất kéo dài thỏa thuận cắt giảm dầu khí thêm sáu tháng Dầu dư thừa cho thấy sự cần thiết để kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng của OPEC Lo điểm nghẽn Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn Lường trước biến động giá dầu Bộ Năng lượng Nga nêu điều kiện cung cấp khí đốt cho Ukraina Năm 2017: PV Power đặt kế hoạch lãi ròng 1.560 tỷ, tiến tới niêm yết trên sàn Saudi Arabia cắt giảm sản lượng dầu mạnh đang thúc đẩy việc tuân thủ thỏa thuận Khởi tố 5 bị can liên quan tới vụ tham ô tài sản tại PVC EIA: Tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ đạt mức cao kỷ lục Mò tìm ví, một công nhân đuối nước tại cầu cảng nhà máy lọc hóa dầu Nhu cầu mua bán sáp nhập trong lĩnh vực dầu khí tăng PVN kinh doanh sa sút, nợ ngắn hạn tăng 11.900 tỷ đồng chỉ trong nửa năm Trữ lượng dầu mỏ của Iraq lên tới 153 tỷ thùng Lọc hóa dầu Nghi Sơn phấn đấu cho ra sản phẩm trong tháng 8/2017 Trung Quốc hướng sang khai thác dầu tại UAE bằng thỏa thuận 1,7 tỷ USD Năm 2016, Tập đoàn Dầu khí lãi ròng hơn 1 tỷ USD Dầu thô Mỹ chạm mức 54,06 USD, tăng 1,2% khi OPEC tăng mức tuân thủ thỏa thuận cắt giảm Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam Các nhà máy lọc dầu Mỹ cắt giảm sản lượng do xăng dư thừa gây thiệt hại cho lợi nhuận Dự án PetroVietnam Landmark bị “phong tỏa” Gazpromneft-Sakhalin thuê giàn khoan ngoài khơi biển Okhotsk Schlumberger muốn trở thành đối tác lâu dài của PVEP Nhà Trắng muốn đưa "bộ máy năng lượng của Putin" vào thế khó xử Khánh Hòa mời gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào lọc hóa dầu Giá dầu thô tăng nhẹ Tập đoàn Sembcorp tìm hiểu đầu tư dự án điện khí Dung Quất để đón dòng khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh Sự kiện IPO của công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới tác động gì đến các thị trường? Mở thủ tục phá sản đối với dự án PetroVietnam Landmark OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu mỏ "Bí ẩn" lớn nhất của ngành công nghiệp dầu khí TUYEN DUNG PVN đón các tập đoàn năng lượng lớn của Hoa Kỳ Phát hiện mỏ dầu khổng lồ trong lục địa nước Mỹ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ GIA CÔNG VÀ THỬ NGHIỆM VŨNG TÀU Nhà máy Xử lý Khí Cà Mau đã chính thức đón nhận dòng khí đầu tiên Dầu xuống dưới 50 USD/thùng, hãy chuẩn bị cho "cách mạng đá phiến" lần 2! Calib Temperature Transmitter - Temperature Element for LSP Test valves for LSP Kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng tủ điện công nghiệp cho khách hàng Halliburton Định hướng và giải pháp phát triển ngành dầu khí
zalo